2021-03-30 12:56:06
Nứt kẽ hậu môn là gì? Cần làm sao khi bị? Đây đều là những câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm khi gặp phải tình trạng hậu môn bị nứt kẽ. Dưới đây chúng tôi xin được chia sẻ một cách chi tiết nhất những câu hỏi liên quan đến tình trạng hậu môn bị nứt kẽ. Mời bạn đọc cũng tìm hiểu để có thêm nhiều kinh nghiệm liên quan đến bệnh lý này.
Nứt kẽ hậu môn chính là một vết rách nhỏ nằm tại ống hậu môn gây đau cũng như chảy máu khi đi đại tiện. Nứt kẽ thường xuyên xảy ra với chúng ta và đồng thời nó rất dễ nhầm lẫn cùng những bệnh lý khác ở vùng hậu môn như bệnh trĩ.
Tình trạng nứt kẽ thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên và nó cũng là nguyên nhân gây ra chảy máu hậu môn ở tuổi thiếu niên. Thường thì đa số trường hợp bệnh này sẽ khỏi trong thời gian vài tuần với việc cải thiện táo bón. Nhưng vẫn có một số ít tình trạng nứt hậu môn là mãn tính và cần chữa trị bằng phẫu thuật.
Nếu như không kịp thời điều trị nó có thể gây ra nhiều biến chứng như là:
♦ Nứt hậu môn mãn tính nghĩa là sau từ 6 tuần không lành gây ra tình trạng mạn tính.
♦ Nứt hậu môn tái phát.
♦ Nứt hậu môn lan vào cơ vòng hậu môn nên vết nứt khó lành. Khi đó cần phải điều trị bằng thuốc hoặc phải phẫu thuật điều trị.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng hậu môn bị nứt kẽ như là:
⇔ Do viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng: Chính những tế bào viêm sản sinh men phân hủy chất keo sẽ làm giảm sức bền tổ chức. Khi có sự căng dãn thì vết nứt rất dễ xuất hiện đặc biệt khi phân rắn đi qua sẽ gây ra lớp rách niêm mạc da hậu môn dẫn đến ổ loét.
⇔ Do viêm xơ cơ thắt trong hậu môn: Nếu khối cơ thắt hậu môn phì đại và tăng trương lực, co thắt quá mạnh. Thì sự co thắt của cơ thắt trong nó là yếu tố gây ổ loét không thể lành.
⇔ Do thiếu máu tại chỗ: Điều này làm cho ổ loét không thể lành và gọi là loét thiếu máu.
⇔ Do chấn thương: Điều này xảy ra bởi phân cứng hoặc quá lớn, sau khi mổ cắt trĩ, sau rặn sinh…
⇔ Do yếu tố cơ địa.
⇔ Do mắc bệnh HIV, giang mai, lao hậu môn trực tràng.
⇔ Do bệnh Crohn hoặc những bệnh viêm đại tràng, ung thư hậu môn trực tràng.
⇔ Do những nguyên nhân khác như táo bón cần rặn nhiều khi đi tiêu, quan hệ tình dục ngã hậu môn, tiêu chảy kéo dài.
Mặc dù nứt kẽ hậu môn và trĩ là hai bệnh lý khác nhau nhưng rất dễ nhầm lẫn bởi cả hai tình trạng này đều có thể dẫn đến chảy máu trực tràng. Khi đó người bệnh sẽ thấy dấu hiệu xuất hiện đó là:
Đau dữ dội hậu môn và cảm giác nóng rát trong, sau đi tiêu, tình trạng đau rát có thể kéo dài đến vài giờ. Chính đau đớn làm cho bệnh nhân cảm thấy sợ khi đi đại tiện, xanh xao, mất ngủ và gây ảnh hưởng đến tinh thần, đến toàn thân.
Quá trình đau do nứt hậu môn cũng trải qua 3 giai đoạn đó là: Đại tiện khối phân bắt đầu đi qua hậu môn, hết đau sau thời gian vài phút, đau rồi tăng lên dữ dội sau đó hết đau.
⇔ Thấy có máu đỏ tươi dính ở phân hoặc ở giấy vệ sinh.
⇔ Cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu quanh khu vực hậu môn.
⇔ Thấy có xuất hiện vết rách trên da quanh hậu môn.
⇔ Thường sẽ thấy da thừa cộng với nhú hậu môn phì đại ở gần vị trí vết nứt.
Để có thể hạn chế tình trạng bệnh lý này người bệnh cần lưu ý một số bí quyết để phòng ngừa như sau:
► Nên có thói quen đi đại tiện thường xuyên, mỗi ngày và đặc biệt là theo giờ giấc cụ thể.
► Khi bị táo bón thì không nên dùng nhiều sức để rặn mà thay vào đó nên dùng nước muối ấm giúp thụt tháo phân.
► Sau đại tiện cần vệ sinh sạch sẽ và có thể vệ sinh bằng nước, sau đó cần lau khô bằng vải sạch. Không nên dùng giấy thơm để lau hậu môn vì có thể gây viêm nhiễm.
► Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp bằng cách ăn nhiều rau xanh, ăn thực phẩm củ khoai, củ cải. Hạn chế ăn uống thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng như là tiêu ớt…
► Nên hạn chế uống rượu bia, thuốc lá, café.
► Cần bổ sung hàm lượng nước cần thiết, nhớ chú ý uống đủ mỗi ngày 2 lít nước. Có thể bổ sung thêm nước ép rau củ và hoa quả với mục đích kích thích nhu động ruột nhằm làm mềm phân giúp cho quá trình đi tiêu dễ dàng hơn.
► Nếu có dấu hiệu bị viêm hậu môn hoặc viêm loét đại tràng phải chú ý điều trị kịp thời tránh nhiễm trùng nặng dẫn đến viêm loét hoặc rò hậu môn…
Thường thì tình trạng nứt kẽ hậu môn sẽ lành trong thời gian vài tuần nếu như người bệnh giữ cho phân mềm, điều trị táo bón hoặc tiêu chảy. Nhưng nếu như thấy vết nứt không lành trong thời gian từ 6 đến 8 tuần cần phải được điều trị ngay bằng thuốc hoặc bằng phẫu thuật.
► Thay đổi lối sống: Cần bổ sung thêm nhiều chất xơ vào trong chế độ ăn uống, nên uống nhiều nước cũng như chú ý tập thể dục thể thao thường xuyên.
► Ngâm hậu môn: Bệnh nhân ngâm nước ấm trong thời gian từ 10 đến 20 phút nhiều lần trong một ngày mà đặc biệt là sau khi đi tiêu nhằm giúp thư giãn co thắt để mau lành bệnh. Nhưng lưu ý không dùng xà phòng bởi có thể gây kích ứng tại vùng hậu môn.
► Sử dụng thuốc làm mềm phân như thuốc kem Anusol-HC hay oxit kẽm giúp làm khó chịu bởi những vết nứt nhẹ. Hay thuốc chẹn kênh Calci như diltiazem hoặc nifedipin, thuốc uống hoặc nghiền tạo thành dạng gel rồi bôi vào vết nứt mục đích làm giãn cơ thắt.
Nếu như đã được chữa trị nội khoa mà triệu chứng vẫn không giảm thì câu hỏi nứt hậu môn phải làm sao đồng nghĩa người bệnh cần phẫu thuật. Nhưng thường chỉ có khoảng 20% bệnh nhân mắc nứt kẽ hậu môn phải phẫu thuật.
Những phương pháp được dùng phẫu thuật chữa nứt hậu môn thường là:
⇒ Nong hậu môn: Mục đích ngăn ngừa lỗ hậu môn bị chít hẹp và được thực hiện với phương pháp gây mê. Trong thủ thuật thì hậu môn khi đó được nong ra dần dần.
⇒ Cắt bỏ vết nứt và sau đó khâu lại.
⇒ Phẫu thuật mở co thắt trong cho bệnh nhân.
⇒ Hoặc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ vết nứt cũng như mở cơ thắt trong.
⇒ Có thể mở cơ thắt trong bằng hóa chất như nitroglycerin hoặc botulinum A gây ra liệt tạm thời cơ thắt trong lúc làm nứt kẽ hậu môn tự lành.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến nứt hậu môn là gì và phải làm sao. Chuyên gia Phòng khám đa khoa Hồng Cường chia sẻ bệnh nhân khi có bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến nứt hậu môn cần thăm khám để được bác sĩ điều trị kịp thời. Những câu hỏi liên quan đến bệnh lý cần hỗ trợ vui lòng click vào khung chat cuối bài ngay!